5 BÍ QUYẾT làm bạn cùng con

Thời nay, thời của công nghệ thông tin, con trẻ được tiếp cận với smartphone, ipad, vi tính quá sớm, và chúng hứng thú với những thứ hấp dẫn trên đó hơn là bài vở trên lớp, hơn là tiếp xúc với cha mẹ. Cha mẹ lại bộn bề với công việc đến nỗi không có thời gian chăm lo cho con, thậm chí có nhiều cha mẹ lại coi smartphone, ipad, tivi là cứu cánh để níu giữ chân con trẻ không quậy phá, để mình cho thêm thời gian cho công việc. Rồi từ đó cha mẹ mất kết với con, ở cùng một nhà nhưng như sống ở những thế giới khác nhau. Tôi đã thử và tìm ra 5 bí quyết làm bạn cùng con rất hiệu quả:

2 Con trai tôi – cháu đầu 6 tuổi, cháu còn lai 4 tuổi cũng là một trường hợp. Cháu vui thú với smartphone của Mẹ và Ipad của Ba, khi ba mẹ không có nhà thì dán mắt vào tivi. Mỗi lần vợ chồng tôi đi làm về, con mừng lắm, chạy tới ôm chân liền nhưng ngay sau đó là lục túi của mẹ lục cắp sách của Ba để tìm điện thoại, tìm ipad. Tôi nhận ra con chỉ ôm ba mẹ để có thể dễ dàng tiếp cận với những thứ công nghệ kia, tôi rất đau lòng.

Không thể để con như thế được, vợ chồng tôi cùng nói chuyện và tìm cách giúp con giảm tối đa tiếp xúc với với các thiết bị công nghệ. Chúng tôi đã thành công, nay tôi xin chia sẻ lại rất hy vọng sẽ giúp phụ huynh cùng tháo gỡ được tình trạng này và giúp cho con bạn ghiền bạn thay vì ghiền smartphone.

Anh Gia Dinh Nguyen Thi Hong Dung 2

Đầu tiên chúng ta phải hiểu lý do vì sao trẻ lại mê các thiết bị công nghệ, có phải chỉ vì smartphone, ipad quá hấp dẫn không? Không phải, mà vì:

  1. Cha mẹ gần con và chơi với con ít hơn với mấy cái thứ hấp dẫn kia.
  2. Cha mẹ không chịu trò chuyện, nói sự thật với con.
  3. Cha mẹ quá tiết kiệm khi thể hiện tình cảm với con.
  4. Cha mẹ hay hù doạ con.
  5. Cấm đoán con một cách cực đoan

Biết lý do rồi, chúng ta lần lượt đi từng bí quyết làm bạn cùng con nhé:

1. Bạn đã gần con đủ chưa:

Ví dụ, khi con hỏi chuyện hoặc muốn chơi với bạn, bạn nói “Mẹ làm về mệt quá, con chới với ba nhé. Ba nói, Ba còn nhiều việc lắm, con xem tivi tạm đi nhé, khi nào xong việc Ba chơi với con”. Vậy thì lúc này con sẽ làm bạn với ai, ba mẹ hay cái tivi? có phải là bạn vô tình đẩy con mình thân thiết với các tivi hơn không?

Các bạn nên nhớ sự hiện diện với con đặc biệt quan trọng, con sẽ cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Hãy hiện diện cùng con những lúc có thể, không cần quá nhiều 30-60 phút là được. Có thể cùng con vẽ, cùng con tô màu, cùng con chạy, cùng con chơi cờ… làm được này con bạn sẽ vô cùng thích thú bạn, bạn sẽ thích trò chuyện và rất tôn trọng bạn.

2. Đừng nới với con: con nhỏ lắm, con chưa biết gì đâu.

Đừng bao giờ nói như thế với con của mình, nên nhớ trẻ từ 0-6 tuổi sẽ học bằng tiềm thức nên sẽ học nhanh nhất tốt nhất. Con chỉ chưa diễn đạt được ý nhưng những gì bạn nói sẽ được đưa thẳng vào tiềm thức của con. Con trẻ biết nhiều hay biết ít tuỳ thuộc vào việc bạn có muốn cho con biết hay không.

Ví dụ: Khi đi trên đường con tôi chỉ lên dây điện trên trời và hỏi,

  • Con: Mẹ ơi dây đen đen đó là gì vậy mẹ?
  • Mẹ: uh, đó là dây điện đó con,
  • Con: Dây điện đó để làm gì mẹ?
  • Mẹ: Con thấy nhà mình có quạt, có tivi không, khi có điện thì quạt mới quay, tivi mới mở cho con xem được và dây điện này sẽ truyền điện từ bên ngoài vào nhà mình đó.
  • Con: à vậy hả mẹ.

Và tôi quan sát, thấy con bắt đầu tư duy suy nghĩ với những vật dụng có sử dụng tới được. Rất tuyệt vời.

Và nên nhớ, nếu bạn không nói cho con bạn biết những điều con thắc mắc, thì con sẽ hỏi người khác và rất nhiều khả năng người đó sẽ trả lời không chuẩn xác, rất hại cho con.

Lưu ý rằng, trường hợp con bạn hỏi những điều bạn cũng không biết, thì hãy nói với con: “À, điều này mẹ cũng chưa rõ lắm, mẹ sẽ tim hiểu thêm và nói cho con biết nhé!” Nếu bạn làm được điều này bạn sẽ khơi dậy tinh thần học hỏi của con, khơi dậy tư duy tìm tòi và bạn sẽ là người thầy đầu tiên trong đời bạn ấy.

3. Thể hiện tình yêu với con mọi lúc, khen và động viên cho con mỗi khi con làm được điều gì đó, dù nhỏ xíu.

Ai cũng thích được khen và trẻ nhỏ cũng vậy, hãy khen từ đáy lòng, nhìn con thật trìu mến: Tuyệt quá, sao con làm được hay vậy, mẹ tự hào về con lắm. Rồi hôn con. Rồi con sẽ lăn xả làm việc những tương tự … để được mẹ khen, để được tán thưởng

Nhà tôi hầu như câu : Mẹ yêu con, con yêu mẹ, Ba yêu con, con yêu ba, I love you được vang lên mọi lúc. Đặc biệt trước khi ngủ đều hôn nhau và nói lên câu ấy. Đảm bảo ngủ sẽ rất ngon.

Anh Gia Dinh Nguyen Thi Hong Dung8

4. Không hù doạ và không cho phép bất cứ ai hù doạ con bạn.

Tôi thấy nhiều bậc cha mẹ rất hay hù con, thậm chí hù thành thói quen. Cụ thể nè, khi con không nghe lời, mẹ liền nói: Con hư là công an bắt đó, ông kẹ bắt đó. Nhưng thực tế, có bao giờ bạn kêu công an đến thật không. Như vậy sẽ vô tình là bạn nói dối, con sẽ bị lờn và lần sau chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục không nghe lời. Và quan trọng hơn là bạn trở thành người nói dối và con sẽ không còn tin bạn nữa.

Nhớ! Tuyệt đối không bao giờ được hù doạ con trẻ kiểu ấy.

Ngược lại, để khuyên con hãy đưa điều kiện ra với con: Nếu con làm điều này (làm điều ngược lại với điều bé đang làm mà mình không muốn) thì mẹ sẽ thưởng cho con đi bơi vào cuối tuần….

5. Đừng cấm đoán con chơi game quá, hãy chơi game cùng con

Nếu bạn cấm đoán con, con sẽ không ngừng chơi đâu, ngược lại sẽ càng làm con thèm thuồng, chúng sẽ chới lén lút sau lưng bạn và dần hình thành cho con đức tính không trung thực. Vậy không cấm con thì phải làm như thế nào để giúp con đây?

Bí quyết là: Bạn hãy chơi cùng con, nhưng khi chơi thoả thuận chỉ chơi 30 phút thôi nhé. Chơi nhiều quá sẽ không tốt cho trí não, con sẽ giảm thông minh đi rất nhiều. Khi chơi game cùng con, bạn chơi thật nhiệt tình, hoà mình chơi cùng con, và nhớ đúng 30 phút là ngừng nhé. Lần chơi tiếp theo thì bạn giảm dần dần thời gian, và cứ thế giảm từ từ, từ từ nhé. Bạn yên tâm là sẽ giúp con giảm được, bởi vì không bị cấm đoán con sẽ không còn tò mò nữa và chơi hoài con sẽ không còn hứng thú nữa.

Không phải cha mẹ nào cũng sẵn sàng chơi cùng con hoài được, để con có thể tự chơi khi không có Ba mẹ kề bên, bạn có thể mua trò chơi như xếp, domino, cờ tỷ phú, tô màu, vẽ … dạy con chơi và dạy con chơi 1 mình.

Có một cách tôi thường dùng và khá hiệu quả để con có thể làm theo ý mình mà vẫn vui vẻ. Tôi hay đưa ra điều kiện và cho con tự chọn. Ví dụ: Đến giờ ngủ con chưa chịu ngủ, tôi hay nói: Nếu con muốn ngủ với mẹ thì vào ngủ ngay nhé, nếu con muốn xem tivi chưa ngủ liền thì con có thể ngủ ngoài sofa. Con chọn đi, và thế là con lon ton vào phòng ngủ cùng Mẹ. Lúc này tôi lại nói thêm, được ngủ với con là mẹ thích nhất luôn ý. Cám ơn con.

Cách này hay ở chỗ, cha mẹ đưa ra quyết định, nhưng con cái là người tự chọn quyết định ấy. Trẻ sẽ không phản ứng nữa vì quyết định ấy là chính con chọn. Rất thú vị phải không nào?

Ở trên là 5 bí quyết làm bạn cùng con rất hiệu quả mà tôi thừơng dùng, bạn hãy thử xem nhé.

Tóm lại, quý phụ huynh nhớ cho mình mấy điểm sau:

  1. Cho con biết thật nhiều thông tin đúng càng tốt, đừng sợ con còn nhỏ chưa biết, não trẻ có thể tiếp nhận tất cả.
  2. Hiện diện 100% cùng con ít nhất 30-60 phút mỗi ngày, cùng trò chuyện, cùng chơi với con.
  3. Thường xuyên nói lời yêu thương với con.
  4. Không hù doạ con và không cho bất cứ ai hù doạ con.
  5. Không cấm con chơi game, điện tử mà hãy cùng chơi với con, rồi hướng dần con giảm bớt thời gian chơi. Từ từ, từ từ rồi bỏ.

Với 5 bí quyết làm bạn cùng con ở trên chúc bạn thành công nhé, được làm bạn cùng con là điều rất tuyệt vời đó.

Nguyễn Thị Hồng Dung

Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments